Keyword Là Gì? Cách Tối Ưu Từ Khóa SEO Hiệu Quả Cho Website
Keyword là yếu tố quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực SEO. Bởi keyword là chìa khóa giúp kết nối giữa trang web SEO với người dùng. Trong bài viết này, Sài Gòn Xuân Phát sẽ giải thích rõ keyword là gì và cách tìm kiếm, tối ưu từ khóa SEO. Mời các bạn hãy cùng đón đọc.
1. Keyword là gì?
Keyword (hay còn gọi là từ khóa) là một từ hoặc một cụm từ dùng để đại diện cho cả chủ đề bài viết của một trang web. Từ khóa giúp nội dung trang web tăng khả năng tiếp cận với người dùng hơn khi họ thực hiện tìm kiếm. Hiểu đơn giản thì keyword chính là những cụm từ mà người dùng nhập tìm trên Google, Cốc Cốc, Firefox,… để tìm thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Và để Google có thể hiểu được chủ đề trang web thì các SEOer cần phải thực hiện nghiên cứu từ khóa. Sau khi đã có bộ từ khóa thì SEOer sẽ triển khai nội dung có chứa từ khóa chính hoặc những từ khóa phụ có liên quan đến ý định tìm kiếm của người dùng. Lúc này Google sẽ đánh giá và ưu tiên hiển thị các trang web có nội dung chuẩn SEO ở trang đầu kết quả tìm kiếm.
Có thể nói từ khóa chính là cầu nối giúp kết nối giữa website với người dùng. Do đó, bạn cần phải biết cách tối ưu từ khóa hợp lý trong phần tiêu đề, slug và các thẻ heading của bài viết,… Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý phân bổ từ khóa chính, phụ sao cho hợp lý để quá trình tối ưu SEO đạt hiệu quả cao.
>> Xem thêm: Backlink là gì?
2. Vai trò của keyword SEO
Keyword SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung trang web của bạn:
- Keyword đại diện cho những từ mà người dùng nhập vào các thanh công cụ tìm kiếm để tìm thông tin mà họ muốn xem.
- Khi bạn lập bộ từ khóa nhắm đúng vào ý định tìm kiếm của người dùng thì trang web của bạn sẽ có nhiều cơ hội xếp thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.
- Website của bạn cũng sẽ có nhiều lưu lượng truy cập hơn, từ đó tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng.
- Chiến dịch quảng cáo Google Ads, Facebook Ads sẽ đạt hiệu quả cao khi bạn xác định đúng nhóm keyword cần triển khai.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng từ khóa không đúng với search intent của người dùng thì trang web của bạn sẽ khó mà tăng trưởng thứ hạng và traffic. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ bản chất của keyword để có thể tối ưu tốt nội dung bài viết.
3. Các loại từ khóa SEO
Dưới đây, Sài Gòn Xuân Phát sẽ phân tích 19 loại từ khóa SEO phổ biến hiện nay:
3.1. Từ khóa ngắn
Từ khóa ngắn là những từ ngắn gọn thường chỉ chứa từ 1 đến 3 từ. Đây là loại từ khóa tìm kiếm rộng, có lượng Volume rất cao lên đến hàng trăm nghìn lưu lượng tìm kiếm. Và cũng vì có lượng Volume khủng như vậy nên từ khóa ngắn thường có mức độ cạnh tranh rất cao.

3.2. Từ khóa trung bình
Từ khóa trung bình là những từ khóa có số từ nhiều hơn từ khóa ngắn nhưng lại ít hơn từ khóa dài. Thông thường, từ khóa trung bình sẽ gồm có 3 – 4 từ. Và những cụm từ này sẽ mô tả rõ mục đích tìm kiếm của người dùng. Tuy các từ khóa trung bình có lượng Volume nhỏ hơn từ khóa ngắn nhưng chúng lại có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và cũng ít bị cạnh tranh hơn.
3.3. Từ khóa dài
Từ khóa dài là những cụm từ dài từ 5 từ trở lên. Loại từ khóa này có đặc điểm là mô tả chi tiết nhu cầu và ý định tìm kiếm của người dùng. Thường thì những từ khóa dài sẽ có mức độ cạnh tranh thấp nên website sẽ dễ SEO lên top hơn. Ví dụ: “địa chỉ mua baby three ở Hà Nội”, “giá xe Vision 2025 phiên bản tiêu chuẩn”, “tour du lịch Ninh Bình từ TpHCM” là những từ khóa dài.

3.4. Từ khóa thông tin
Từ khóa thông tin là những keyword mà người dùng sử dụng để tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ hoặc giải đáp thắc mắc về một vấn đề nào đó. Loại từ khóa này thường chứa các từ để hỏi như “hướng dẫn, cách, là gì, tại sao, như thế nào,…” Ví dụ: “cách tăng điểm Domain Rating”, “như thế nào là một backlink tốt?”, “Trust Flow là gì?” là những từ khóa thông tin.
3.5. Từ khóa điều hướng
Từ khóa điều hướng là những cụm từ mà người dùng search để tìm đến 1 trang web cụ thể. Những từ khóa này thường có chứa tên website hoặc tên thương hiệu. Người dùng sẽ gõ tìm kiếm từ khóa điều hướng khi họ đã biết rõ về website đó nhưng lại không nhớ được chính xác URL website hoặc không muốn gõ toàn bộ URL đó ra. Ví dụ: “shopee”, “gạo Hoàng Giao”, “Tiktok” là những từ khóa điều hướng.
3.6. Từ khóa SEO phân khúc thị trường
Từ khóa phân khúc thị trường là những từ khóa chung chung có liên quan đến một thương hiệu hoặc một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Các SEOer thường sử dụng loại từ khóa này để nhắm mục tiêu đến một nhóm khách hàng cụ thể ở trong thị trường, lĩnh vực đó. Ví dụ: keyword “thức ăn cho mèo con 2 tháng tuổi” nhắm đến đối tượng là những người đang nuôi mèo con mới sinh.
3.7. Từ khóa SEO xác định khách hàng
Đây là từ khóa được dùng để xác định rõ nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng mục tiêu. Để có được từ khóa xác định khách hàng thì bạn cần phải nghiên cứu, hiểu rõ khách hàng của mình. Ví dụ: từ khóa SEO “áo sơ mi nữ giá rẻ” sẽ nhắm đến những người phụ nữ có hành vi mua áo sơ mi giá rẻ.

3.8. Từ khóa SEO xác định sản phẩm
Từ khóa xác định sản phẩm là những cụm từ mô tả chi tiết về chất liệu, tính năng, màu sắc, kích cỡ của một sản phẩm nào đó. Ví dụ: “giày sneaker nữ size 38”, “áo len nữ tay dài”, “nước suối đóng chai 500ml” là những từ khóa SEO xác định sản phẩm.
3.9. Từ khóa sản phẩm
Từ khóa sản phẩm là những cụm từ đề cập trực tiếp đến một thương hiệu, một sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể nào đó. Ví dụ: “điện thoại IPhone 13”, “laptop Lenovo Yoga Slim 7i Pro”, “xe điện Vinfast” là những từ khóa sản phẩm.
3.10. Từ khóa SEO đối thủ cạnh tranh
Đây là những từ khóa mà website đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng để đạt được xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm Google. Những từ khóa này có thể giúp bạn hiểu rõ được chiến lược SEO của đối thủ. Từ đó bạn tìm ra được hướng đi tối ưu hóa nội dung cho website của mình để cải thiện thứ hạng tìm kiếm.
3.11. Từ khóa SEO nhắm mục tiêu có mục đích
Keyword nhắm mục tiêu có mục đích là các từ khóa được dùng để nhắm mục tiêu đến những người dùng có ý định cụ thể. Loại từ khóa này giúp website tăng lưu lượng truy cập và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Ví dụ: “so sánh chỉ số DA với DR”, “nên mua điện thoại Samsung hay IPhone” là những từ khóa nhắm mục tiêu có mục đích.

3.12. Từ khóa LSI
Từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing) là những cụm từ khóa khái niệm có liên quan mật thiết với từ khóa chính mà bạn đang cần SEO lên top. Ví dụ: từ khóa chính là “áo len” thì từ khóa LSI sẽ là “áo len nam”, “áo len nữ”, “áo len cổ lọ”, “áo len trễ vai”, “áo khoác len”.
3.13. Từ khóa đối sánh cụm từ
Đây là loại từ khóa cho phép quảng cáo của bạn hiển thị khi người dùng tìm kiếm những cụm từ chính xác hoặc gần đúng với cụm từ khóa của bạn. Ví dụ: Từ khóa đối sánh cụm từ là “dịch vụ tăng điểm domain”. Biến thể gần đúng của từ khóa này sẽ là “dịch vụ tăng chỉ số domain”, “gói dịch vụ tăng điểm domain”, “dịch vụ SEO tăng điểm domain”.
3.14. Từ khóa đối sánh chính xác
Từ khóa đối sánh chính xác cho phép quảng cáo của bạn sẽ hiển thị khi người dùng gõ tìm kiếm chính xác cụm từ khóa mà bạn đang sử dụng. Ví dụ: bạn đang chạy quảng cáo tìm kiếm Google với từ khóa là “thiết kế website giá rẻ”. Khi có người dùng gõ tìm kiếm đúng keyword “thiết kế website giá rẻ” thì quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị.
3.15. Từ khóa phủ định
Đây là những từ hoặc cụm từ mà bạn không muốn quảng cáo của mình sẽ hiện lên khi người dùng tìm kiếm. Ví dụ: bạn chạy quảng cáo nước hoa cao cấp và chọn từ khóa phủ định là “giá rẻ” để cho những người đang tìm mua nước hoa giá rẻ sẽ không thấy quảng cáo của bạn.
3.16. Từ khóa dọc có liên quan
Từ khóa dọc có liên quan là những từ khóa thuộc chung một ngành nghề, lĩnh vực với từ khóa chính mà bạn đang cần SEO. Ví dụ: Keyword chính là “gạo trắng” thì từ khóa dọc có liên quan sẽ là “gạo thơm”, “gạo lứt”, “gạo tấm”, “gạo dẻo”, “gạo nở”.
3.17. Từ khóa vị trí
Đây là những từ khóa có nhắc đến thông tin về một địa điểm cụ thể. Loại từ khóa này giúp bạn nhắm đúng mục tiêu đến những khách hàng ở trong một khu vực nhất định. Ví dụ: “thuê phòng trọ quận Gò Vấp”, “shop hoa ở Sài Gòn” là những từ khóa vị trí.

3.18. Từ khóa SEO thường xanh dài hạn
Đây là loại từ khóa có xu hướng tìm kiếm ổn định từ người dùng trong một thời gian dài và không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng nhất thời. Ví dụ: “mẹo giảm cân”, “tiếng anh giao tiếp”, “thi bằng lái xe máy” là những từ khóa thường xanh dài dạn.
3.19. Từ khóa giao dịch
Từ khóa giao dịch là những keyword mà người dùng sẽ sử dụng khi họ ra quyết định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Ví dụ: “đặt vé máy bay”, “mua vé xe Phương Trang”, “đăng ký khóa học Toeic” là những từ khóa giao dịch.
>> Xem thêm: Referring Domain là gì?
4. Quy trình nghiên cứu từ khóa SEO
Dưới đây là các bước trong quy trình nghiên cứu từ khóa SEO:
Bước 1: Xác định mục tiêu SEO
Bạn cần xác định rõ những điều sau:
- Mục tiêu SEO: bạn muốn SEO website để tăng lượt chuyển đổi, tăng lượng truy cập hay xây dựng thương hiệu?
- Đối tượng khách hàng: ai sẽ là người tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của bạn? Họ có nhu cầu gì?
- Chủ đề chính của website: Lĩnh vực/ngành nghề hoạt động và nội dung sẽ tối ưu SEO.
Bước 2: Tìm kiếm từ khóa gốc
Từ khóa gốc là những từ khóa cơ bản, thường là chủ đề chính của ngành. Để tìm từ khóa gốc thì bạn hãy thử 3 cách sau:
- Suy nghĩ từ góc độ của khách hàng
- Xem xét sản phẩm/dịch vụ chính của bạn
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
Ví dụ: Bạn có một website bán giày. Vậy thì từ khóa gốc cho website sẽ là “giày thể thao”, “giày chạy bộ”, “giày sneaker nam”, “giày sneaker nữ”.
Bước 3: Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa
Sau khi đã có từ khóa gốc thì bạn cần sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để mở rộng danh sách từ khóa. Ngoài ra, các công cụ này còn cung cấp cho bạn những thông tin sau:
- Lượng tìm kiếm trung bình của từ khóa
- Mức độ cạnh tranh của từ khóa
- Xu hướng tìm kiếm của từ khóa
- CPC (chi phí cho một lượt click) nếu bạn chạy quảng cáo.

Bước 4: Phân loại và mở rộng từ khóa SEO
Bạn sẽ chia từ khóa thành nhiều loại để tối ưu chiến lược SEO. Ví dụ như loại từ khóa ngắn, từ khóa dài, từ khóa thông tin, từ khóa sản phẩm, từ khóa điều hướng, từ khóa LSI, từ khóa giao dịch, từ khóa vị trí, từ khóa phân khúc thị trường,…
Bước 5: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bạn hãy dùng các công cụ như Semrush, Ahrefs để phân tích từ khóa của các website đối thủ cạnh tranh đang đứng top đầu trên kết quả tìm kiếm Google. Sau khi phân tích website đối thủ thì bạn sẽ rút ra được một số kinh nghiệm để lên kế hoạch SEO cho website của mình.
Bước 6: Chọn từ khóa phù hợp
Khi đã có danh sách từ khóa thì bạn cần lọc ra những từ khóa có tiềm năng SEO cao nhất. Sau đây là những yếu tố mà bạn cần xem xét khi lọc từ khóa:
- Chọn từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng độ cạnh tranh vừa.
- Chọn từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Chọn từ khóa có khả năng mang lại chuyển đổi cao.
- Nếu website mới làm SEO thì bạn nên chọn từ khóa dài với mức độ cạnh tranh thấp.
- Nếu website có độ uy tín cao thì bạn có thể nhắm đến từ khóa ngắn với số lượng tìm kiếm lớn.
5. Các công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa SEO
5.1. Công cụ miễn phí
Google Keyword Planner
Tính năng chính:
- Tìm từ khóa liên quan theo chủ đề.
- Hiển thị lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng.
- Đánh giá mức độ cạnh tranh của từ khóa.
- Gợi ý giá thầu quảng cáo Google Ads.
Nhược điểm: Dữ liệu không chính xác tuyệt đối nếu như bạn không chạy quảng cáo.
Google Trends
Tính năng chính:
- Xem mức độ quan tâm của từ khóa theo thời gian.
- So sánh xu hướng giữa các từ khóa.
- Xác định xu hướng tăng hoặc giảm của một chủ đề.

Nhược điểm: Google Trends không cung cấp số liệu cụ thể về lượng tìm kiếm.
KeywordTool.io
Tính năng chính:
- Gợi ý hàng trăm từ khóa SEO liên quan.
- Hỗ trợ tìm từ khóa từ YouTube, Amazon, Bing.
- Phù hợp cho SEO và tiếp thị nội dung.
Nhược điểm: Phiên bản miễn phí của KeywordTool.io không hiển thị lượng tìm kiếm.
AnswerThePublic
Tính năng chính:
- Tìm từ khóa dạng câu hỏi (Who, What, Why, How,…).
- Trực quan hóa từ khóa thành sơ đồ dễ hiểu.
- Rất hữu ích cho chiến lược SEO nội dung.
Nhược điểm: Phiên bản miễn phí bị giới hạn số lượt tìm kiếm mỗi ngày.
5.2. Công cụ trả phí
Ahrefs Keyword Explorer
Tính năng chính:
- Xem lượng tìm kiếm, CPC, độ khó của từ khóa.
- Phân tích từ khóa SEO của đối thủ cạnh tranh.
- Gợi ý từ khóa theo từng khu vực, quốc gia.

Nhược điểm: Chi phí cao. Gói thấp nhất là 129$/tháng.
Semrush
Tính năng chính:
- Phân tích từ khóa theo search intent của đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Xem xu hướng tìm kiếm theo thời gian.
- Đánh giá mức độ cạnh tranh và cơ hội SEO.
Nhược điểm: Chi phí cao. Gói thấp nhất là 139.95$/tháng.
Moz Keyword Explorer
Tính năng chính:
- Xác định mức độ khó của từ khóa SEO.
- Dự đoán tỷ lệ click (CTR).
- Gợi ý từ khóa liên quan.
Nhược điểm: Bản miễn phí bị giới hạn tìm kiếm. Bản trả phí có gói thấp nhất là 49$/tháng.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về chỉ số UR và DR trong SEO
6. Kinh nghiệm sử dụng từ khóa để SEO web hiệu quả
Để từ khóa đạt được hiệu quả cao trong SEO thì bạn cần lưu ý những điều sau:
Không cố nhồi nhét từ khóa SEO
Nếu bạn lạm dụng nhồi nhét keyword quá nhiều thì bài viết sẽ trở nên cứng nhắc, khô khan, không được tự nhiên. Thậm chí là Google sẽ đánh giá thấp trang web của bạn vì cho rằng bạn đang cố spam. Do đó, bạn nên để từ khóa chính với mật độ lý tưởng là từ 1% đến 2% tổng số từ trong nội dung bài viết. Đồng thời, bạn cần rải đều từ khóa khắp cả bài viết chứ không tập trung dồn từ khóa vào một đoạn.
Đa dạng từ khóa SEO
Bên cạnh từ khóa chính thì bạn nên chèn thêm các từ khóa phụ vào bài viết. Cách làm này vừa giúp bạn tránh bị lặp từ khóa chính quá nhiều lần vừa giúp cho bài viết trở nên hấp dẫn, mượt mà hơn. Ngoài ra, khi bạn sử dụng đa dạng từ khóa thì càng tăng cơ hội mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng hơn.
Nơi đặt từ khóa SEO
- Tiêu đề SEO và tiêu đề trang: Bạn phải luôn đặt keyword chính vào phần tiêu đề trang. Đặc biệt là bạn nên ưu tiên để từ khóa ở phần đầu bên trái tiêu đề, nhất là khi tiêu đề của bạn dài từ 6 từ trở lên. Đối với tiêu đề SEO hay tiêu đề meta thì bạn cũng cần làm tương tự như vậy.
- Các thẻ Heading (H1, H2, H3,…): Thẻ H1 thường là tiêu đề chính của bài viết. Do đó, bạn chỉ nên đặt từ khóa chính vào trong thẻ này. Còn đối với thẻ H2, H3, H4 thì bạn nên chèn từ khóa chính hoặc từ khóa biến thể vào một cách tự nhiên.
- Slug URL: Slug là phần chữ đứng sau tên miền để kết hợp lại tạo nên một URL. Slug URL nên được để ngắn gọn, có chứa từ khóa SEO chính và không có ký tự đặc biệt.

- Thẻ meta description: Thẻ này có chức năng mô tả nhanh nội dung trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của Google để thu hút người dùng. Bạn cần phải đặt từ khóa chính vào thẻ này và tốt nhất là nên đặt từ khóa ở đầu thẻ mô tả meta.
- Văn bản thay thế hình ảnh (Alt Text): Google không thể quan sát hình ảnh trong bài viết để suy ra nội dung của hình ảnh. Thay vào đó, Google sẽ đọc phần văn bản thay thế hình ảnh để hiểu được nội dung hình. Vì vậy, bạn cũng phải chèn từ khóa vào phần Alt Text.
- Nội dung bài viết: Bạn hãy phân bổ rải đều từ khóa chính phụ một cách tự nhiên. Từ khóa chính chỉ nên xuất hiện với mật độ khoảng 1 – 2%. Và từ khóa phụ thì xuất hiện với mật độ thấp hơn từ khóa chính.
Kết luận
Sài Gòn Xuân Phát hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về keyword là gì, cũng như cách nghiên cứu, phân tích và tối ưu từ khóa SEO. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm dịch vụ SEO website uy tín, hiệu quả thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi 0934189301 để được tư vấn miễn phí.
Write a Comment
You must be logged in to post a comment.