SEO On Page Là Gì? 30 Tip Chuẩn Để Tối Ưu On-Page Website Bạn
Tăng thứ hạng từ khóa của trang web không thể không kể đến kỹ thuật SEO Onpage. Qua bài viết này, Sài Gòn Xuân Phát chia sẻ đến bạn SEO on page là gì? 30 tip chuẩn để tối ưu on-page website bạn.
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage chính là việc tối ưu bên trong website, sử dụng các các kỹ thuật tối ưu hóa cấu trúc, nội dung, và bất kỳ thứ gì nằm trên trang web nhằm mục đích tăng thứ hạng website. SEO Onpage tập trung vào 2 yếu tố chính đó là: Content và kỹ thuật SEO.
>>Xem thêm: Cách SEO On-Page Chuẩn Cho Người Mới Học SEO
5 công cụ hỗ trợ Seo Onpage
1. Surfer SEO
Surfer SEO là công cụ hỗ trợ tối ưu về mặt content trên website. Công cụ này giúp mọi người kiểm tra các tiêu chí của content ảnh hưởng đến SEO đã đạt tiêu chuẩn chưa? Các tiêu chí content được kiểm tra là; độ dài bài viết, thẻ meta, tiêu đề, hình ảnh trong bài, tốc độ tải trang,…
Surfer SEO cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về các vấn đề mà content của bạn đang mắc phải từ đó lập kế hoạch SEO để audit và chuẩn hóa lại.
Surfer SEO à công cụ tích hợp có cụ có trả phí. Mức giá cho gói thường là 49,2$/ tháng, gói Pro: 82,5$/ tháng và gói Business 165,8$/ tháng.
2. Yoast SEO
Yoast SEO là công cụ tích hợp được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Công cụ này hoàn toàn miễn phí. Tuy là công cụ miễn phí nhưng cũng rất chất lượng. Đảm bảo được các tính năng cơ bản và đủ để tối ưu hóa SEO Onpage.
Ngoài ra, công cụ này cũng có phiên bản nâng cấp -Yoast SEO Premium, bạn cũng có thể nâng cấp để được sử dụng đầy đủ các tính năng.
Yoast SEO có thể giúp bạn kiểm tra content thông qua các công việc như: kiểm tra Title, Meta Description, quản lý Sitemap,… Và nhiều thứ khác liên quan đến SEO.
3. SEOQuake
SEOQuake là tiện ích hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể tải trên cửa hàng Google và cài đặt chúng trên trình duyệt google. SEOQuake kiểm tra các lỗi Onpage một cách đơn giản như: Title, Meta Description, Meta keywords, Headings, URL, Hình ảnh, Favicon, Sitemap,…
4. Onpage SEO Checker của SEMRush
Onpage SEO Checker của Semrush là công cụ chuyên dùng để kiểm tra Onpage. Onpage SEO Checker giúp bạn xác định được những điểm yếu của website, hỗ trợ phân tích, so sánh website của bạn với top 10 đối thủ cạnh tranh.
Từ đó đưa ra những đề xuất và cách thức để bạn có thể cải thiện tối ưu nhất các yếu tố onpage, thúc đẩy trang web nhanh tăng hạng trên các công cụ tìm kiếm.
5. Website Auditor
Website Auditor có một số tính năng nổi bật đó là:
- Phân tích cấu trúc website
- Kiểm tra nhiều dạng trang web
- Hỗ trợ giảm thiểu vấn đề tải trang
- Cảnh báo khi phát hiện link hỏng
- Kiểm soát nhiều yếu tố trên trang web như title, đường dẫn, tên miền,…
>>Xem thêm: Công Cụ Ahref.Com Đo Gì? Công Cụ Moz.Com Đo Chỉ Số Gì? Majestic.Com Có Uy Tín Không?
Danh sách 30 checklist tối ưu SEO Onpage
Tối ưu SEO Onpage bao gồm:
Domain
Domain nên chọn những tên liên quan đến chủ đề của lĩnh vực bạn kinh doanh, định hướng website.
Sử dụng chứng chỉ bảo mật để tăng cường bảo nhất cho website.
Robots.txt
Tệp robots.txt cho trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm biết các trang hoặc tệp mà trình thu thập dữ liệu có thể hoặc không thể yêu cầu từ trang web của bạn.
Sitemap
Sitemap trong SEO có tác dụng giúp công cụ tìm kiếm điều hướng trên trang web. có 3 loại sitemap chính là: Sitemap XML, sitemap hình ảnh và sitemap người dùng.
URL
Tối ưu URL theo những ý sau:
- URL không quá dài, dễ đọc, dễ hiểu
- URL nên chứa từ khóa chính, viết không dấu, không nên có ký tự đặc biệt
- URL chứa từ khóa chính đặt theo thứ tự ưu tiên từ trái qua phải
- URL nên để cấu trúc phân tầng danh mục, phân cách nhau bởi dấu gạch nối (-)
Tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là một trong những nhân tố để Google đánh giá thứ hạng của trang. Nếu trang load chậm thì tỷ lệ thoát trang của người sử dụng sẽ rất cao. Nếu trang web có tốc độ tải nhanh thì tăng khả năng người dùng tìm hiểu về website của bạn hơn.
Mobile Friendly
Website có giao diện thân thiện với các thiết bị di động giúp tăng lượng người truy cập và giảm tỷ lệ thoát của website bạn hơn.
Breadcrumb
Breadcrumb có tốt cho SEO vì đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng ở cùng 1 chủ đề. Vì vậy, tối ưu SEO Onpage thì yếu tố Breadcrumb cũng rất quan trọng.
Dữ liệu cấu trúc
Dữ liệu cấu trúc còn được gọi là schema. Hiện nay,có rất nhiều loại schema khác nhau để hỗ trợ website, mỗi loại schema có mỗi tác dụng riêng.
Ảnh
Khi tối ưu SEO onpage thì hình ảnh phải đáp ứng những điều sau:
- Kích thước và dung lượng ảnh nên ở mức thấp nhất
- Tạo đường dẫn ảnh không dấu
- Geotag hình ảnh
Canonical
Canoical sẽ giúp người quản trị thông báo với cỗ máy tìm kiếm biết đâu là nội dung gốc, nội dung chất lượng hơn trên Website
Favicon
Tiêu chuẩn Favicon khi tối ưu onpage seo là:
- Một đại diện trực quan cho thương hiệu trang web
- Hình đại diện phải là bội số của hình vuông 48px
- URL favicon phải ổn định
- Không hiển thị bất kỳ favicon nào mà google cho là không phù hợp
Comment
- Nên có comment mặc định của mã nguồn
- Chủ động tạo điều kiện để người dùng đưa ra bình luận
Thẻ ngôn ngữ Hreflang
Thẻ hreflang giúp Google biết được Website bạn thể hiện phục vụ người dùng ngôn ngữ nào. Từ đó có những xếp hạng cao hơn ở những quốc gia khớp với ngôn ngữ mà bạn khai báo. Vì vậy hãy thêm thẻ này nếu website bạn thiếu.
Trình soạn thảo văn bản
Những chức năng quan trọng nhất cần có trong trình soạn thảo văn bản giúp hỗ trợ cho SEO đó là:
- Đặt các thẻ heading H1 H2 H3 H4…
- Điều chỉnh font chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền chữ…
- Nút in đậm, in nghiêng, gạch chân
- Căn lề trái, giữa, phải, justify cho đoạn văn bản
- Tạo danh sách <ul> <ol>
- Điều khiển chèn link, anchortext
- Thêm ảnh, video vào bài viết
- Tạo các bảng
- ………….
Social trên website
Trong SEO bạn không thể thiếu việc sử dụng mạng xã hội, việc tạo ra các công cụ để giúp người dùng mạng xã hội tương tác với website là điều cực kỳ cần thiết trong quá trình onpage.
>>Xem thêm: Top Các Social Bookmark Xây Dựng Backlink Chất Lượng Năm 2022
Broken link
Hãy loại bỏ những Broken link là liên kết gãy ( link death, link chết, link breaking, ..) để website được tối ưu SEO onpage tốt hơn
W3C HTML
Thiết kế website theo tiêu chuẩn W3C giúp website có thể hiển thị và hoạt động tốt. Các tiêu chuẩn W3C cho XML và CSS đảm bảo mọi trang web sẽ hiển thị và có chức năng giống nhau trên mọi trình duyệt.
Meta Title
Thẻ tiêu đề của một trang web mô tả chính xác và súc tích về nội dung trên trang. Thẻ Title rất quan trọng đối với khả năng sử dụng, SEO và chia sẻ xã hội.
>>Xem thêm: 19 Cách Viết Tiêu Đề SEO Cho Bài Viết Hấp Dẫn
Meta Description
Meta Description giúp cho khách hàng truy cập biết nội dung trên bài post, page hay website là gì trước khi nhấp chuột truy cập.
Meta Keyword
Meta Keywords là một loại thẻ trong web, giúp cho bot đọc được những từ khóa mình khai báo SEO cho trang đích nào đó.
Redirect 301 và 302
Dùng Redirect 301 và 302 giúp bạn loại bỏ những URL bị hỏng, điều hướng trang web đang sửa chữa sang trang web khác. Nhằm làm giảm tác động đến website
AMP
Đây là một dự án của Google giúp tăng tốc độ tải trang trên thiết bị di động các trang AMP đã được xác thực lưu trong bộ nhớ cache AMP của Google
Video
Tận dụng video đối với website, doanh nghiệp bằng cách:
- Tải website lên chính trang chủ của bạn
- Đa dạng các loại hình video trong chính các bài viết
- Thêm các video uy tín, liên quan đến sản phẩm, dịch vụ
Google Business
Google Business đem lại cho bạn các lợi ích cụ thể như sau:
- Quản lý thông tin doanh nghiệp
- Kết nối và tương tác với khách hàng
- Giới thiệu về Doanh nghiệp với những thông tin hiển thị
- Tăng cường sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp.
Trang 404
Để tối ưu Seo Onpage tốt hơn, thì việc thiết kế trang 404 cũng không nên bị bỏ qua. Hãy thiết kế trang 404 theo các yêu cầu sau:
- Đẹp mắt
- Có nút backhome, thanh Search
- Có gợi ý nội dung hấp dẫn
Index
Index cũng là một trong những yếu tố trong SEO, vì vậy hãy:
- Kiểm soát index (số lượng) thường xuyên
- Sắp xếp từng index theo từng nhóm từ khoá chủ đề
Thanh Search
Tối ưu thanh search lưu ý các điểm sau:
- Vị trí đặt thanh Serch: dễ nhìn, dễ thao tác
- Kích thước thanh Search: responsive cho tất cả các thiết bị
- Nên có lời kêu gọi hành động
Mật độ từ khóa
Mật độ từ khóa tốt nhất cho một bài viết, một trang chuẩn SEO là từ 1% đến 3%. Nên phân bổ từ khóa đều cho toàn bài. Để tránh spam từ khóa bạn có thể sử dụng thêm từ khóa ngữ nghĩa để bài viết thêm phần từ nhiên.
>>Xem thêm: Keyword Research Là Gì? Các Cung Cụ Miễn Phí Trong Tìm Kiếm Từ Khóa
TOC (Table Of Content)
Nếu website bạn chưa có mục lục (Table Of Content) thì hãy cài đặt thêm mục lục. Mục lục sẽ giúp cho chiến lược SEO Onpage của bạn tốt hơn.
Kiểm tra
Nên kiểm tra website thường xuyên để xem có link nào bị 404, nội dung bài viết có tốt không? Và tiến hành cập nhật, sửa lỗi thường xuyêm
Bài viết liên quan: