Google Analytics Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng

Google Analytics Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng Google Analytics

Google analytics là gì? Cài đặt google analytics như thế nào? Cách sử dụng google analytics như thế nào? Trong google analytics có những thuật ngữ nào? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được Sài Gòn Xuân Phát giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Google Analytics là gì?

Google Analytics viết tắt là GA, đây là một công cụ phân tích website giúp cho bạn có cái nhìn sâu hơn về hiệu suất của website hoặc ứng dụng.

Google Analytics là công cụ tích hợp các sản phẩm trong google products & advertising Platforms ( như các công cụ như google search console, google ads, google data studio,…) nếu bạn sử dụng một trong những công cụ trên thì Google Analytics là công cụ không thể thiếu.

Google Analytics cho biết một số thông tin như có bao nhiêu người vào trang web của bạn, họ đi từ đâu trên web, họ đến từ đâu,…

>>Xem thêm: Google Dance Là Gì? Thứ Hạng Từ Khóa Tăng Giảm Bất Thường Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics đơn giản nhất

Để cài đặt Google Analytics vào website của bạn, thì các bạn làm các bước như sau:

  1.     Tạo tài khoản Google Analytics
Google analytic là gì?
Google analytic

Để cài đặt Google Analytics vào trang web của bạn thì đầu tiên bạn phải có tài khoản Gmail, sau đó vào đường link này: https://analytics.google.com/analytics/web/ để tạo tài khoản Google Analytics.

Google analytic - điền thông tin
Google analytic – điền thông tin

Tiếp đến bạn nhập tên tài khoản bạn muốn, khi nhập xong thì bạn kéo xuống dưới và nhấn Next nhé!

Sau đó bạn nhập phần tiếp theo là tên Property (tài sản), rồi chọn quốc gia, múi giờ, đơn vị tiền tệ.

Google analytic - điền thông tin
Google analytic – điền thông tin

Sau đó bạn bật lên phần “tùy chọn nâng cao” lên, rồi đẩy thanh gạt của phần “Tạo một thuộc tính Universal Analytics” chuyển sang màu xanh. Nhập website của bạn vào.

Bạn cứ tạo cả UA và GA4 nhé hoặc chỉ Universal Analytics cũng được vì sau nếu bạn muốn thì cũng tạo thêm được nhé. Cứ check như hình dưới mình hướng dẫn.

Điền thông tin thuộc tính
Điền thông tin thuộc tính

 Khi đã điền và check xong thì nhấn Tiếp theo.

Phần tiếp theo thì bạn thêm thông tin cho website nhé: Ngành nghề, số nhân viên, sử dụng để làm gì.

Điền thông tin ngành nghề, số lượng nhân viên
Điền thông tin ngành nghề, số lượng nhân viên

Sau đó bạn chấp nhận điều khoản dịch vụ của Google Analytics là việc tạo tài khoản đã hoàn thành.

điều khoản dịch vụ của Google Analytics
điều khoản dịch vụ của Google Analytics

Khi tạo tài khoản Google Analytics thì nhìn lên góc trên bên trái bạn sẽ thấy như hình dưới.

Google Analytics
Google Analytics

Gắn mã Google Analytics lên website

Cách lấy mã Google Analytics

Bước 1: bạn vào click vào mục quản trị như mình đã khoanh đỏ.

Cách lấy mã Google Analytics
Cách lấy mã Google Analytics

Bước 2: bạn chọn phần “Thông tin theo dõi” và click vào “mã theo dõi” để lấy mã theo dõi.

Thông tin theo dõi” và click vào “mã theo dõi” để lấy mã theo dõi.
Click vào “mã theo dõi” để lấy mã theo dõi.

Bước 3: bạn sao chép đoạn mã này và gán lên website tại thẻ <HEAD> là xong.

Lưu ý: tùy thuộc vào từng nền tảng khác nhau của website mà sẽ có những cách gán khác nhau.

>>Xem thêm: Thiết Kế Website Chuẩn SEO Là Gì? Các Tiêu Chuẩn Cho 1 Website Chuẩn SEO?

Cách kiểm tra xem tài khoản Google Analytics đã cài đặt thành công chưa?

Để biết mình đã cài đặt thành công Google Analytics chưa thì bạn làm theo 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1: Bạn vào lại phần xem mã theo dõi (Admin -> Tracking Info -> Tracking Code)

Sau đó bạn nhấp chuột vào “Send test traffic”

Sau đó bạn nhấp chuột vào “Send test traffic”
Sau đó bạn nhấp chuột vào “Send test traffic”

Nếu bạn đã cài chuẩn thì sau khoảng 30s – 1 phút thì bạn vào Trang chủ (Home) Google Analytics là thấy nhé.

Cách 2: Sử dụng Extension của Google Chrome.

Cài đặt Extension Tag Assistant Legacy (by Google)

Bạn mở website và bật Extension này lên và kiểm tra nhé.

Nếu hiện 2 màu bên dưới là ok bạn nhé. Còn màu đỏ và vàng, xám thì cần phải kiểm tra lại.

Sử dụng Extension của Google Chrome
Sử dụng Extension của Google Chrome

Hướng dẫn cách dùng Google Analytics đơn giản nhất

Google Analytics Real-Time Reports

Google Analytics Real-Time Reports
Google Analytics Real-Time Reports

Một số thông tin thể hiện trên báo cáo:

  • Locations: Thấy được vị trí của người dùng (quốc gia, thành phố)
  • Traffic Sources: Biết được người dùng vào website từ nguồn nào Facebook, Google?
  • Content: Trang cụ thể mà người dùng đang xem
  • Events: Sự kiện cụ thể mà bạn đặt cho hành động của người dùng
  • Conversions: Bạn có xem được chuyển đổi mà bạn đặt thu về được là bao nhiêu

Tức là ở đây bạn có thể thấy được những chuyện đang xảy ra tại thời điểm hiện tại trong tối đa 30 phút trước đó.

Google Analytics Audience Reports

Mỗi một phần trong báo cáo này sẽ phân tích kỹ người dùng xem trang của bạn.

Bạn có thể sử dụng báo cáo này để biết cách tập trung vào khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn.

Có 2 điều mình cần bạn nhớ kỹ:

+ Bạn cần xác định rõ đối tượng mà bạn muốn theo dõi.

+ Google ra dạng báo cáo này là muốn bạn xem cách đối tượng khách hàng bạn nhắm tới phản hồi tới các chiến dịch remarketing như thế nào.

Google Analytics Audience Reports
Google Analytics Audience Reports

 

Google Analytics Acquisition Reports

Dạng báo cáo này sẽ cung cấp cho bạn chi tiết về cách người dùng tìm đến website của bạn, những gì họ làm sau đó,…

All Traffic: Phần này sẽ hiển thị các nguồn mang lại lưu lượng truy cập cho website của bạn.

Google Analytics Behavior Reports
Google Analytics Behavior Reports

Google Ads: Nếu bạn đang chạy quảng cáo Google Ads thì báo cáo này giúp bạn thấy hiệu quả đang như thế nào mà không cần phải trực tiếp vào trình quảng cáo.

Search Console: Báo cáo này sẽ cho biết website của bạn đang có hiệu suất như thế nào đối với các tìm kiếm không trả tiền (Google Organic Search)

Google Analytics Behavior Reports

Đây là dạng báo cáo cung cấp dữ liệu về hành vi của người dùng.

Google Analytics Conversions Reports

Phần này thể hiện tất cả các sự kiện chuyển đổi mà bạn đã cài đặt.

Có bao nhiêu người đã điền form đăng ký? Có bao nhiêu người đã mua hàng?

Đây chính là phần quan trọng nhất đối với tất cả các doanh nghiệp khi muốn biết hiệu quả của các Campaign Marketing hoặc của SEO

Tổng hợp các thuật ngữ cơ bản trong google analytics

Thuật ngữ pageview là gì trong google analytics?

Thuật ngữ pageview trong google analytics có nghĩa là lượt xem trang, dùng để mô tả số lượt xem hay lượt yêu cầu tải trang của một website trên internet.

Pageview là một chỉ số quan trọng, giúp bạn biết được số lượng người dùng đang ngày càng gắn kết với website tăng hay giảm. Website có nội dung hay và có khả năng điều hướng đến người dùng tốt thì sẽ thu được một lượng pageview lớn.

>>Xem thêm: Thuật Ngữ Authority Score Là Gì Trong SEO? Công Cụ Đo Lường Authority Score Là Gì?

Thuật ngữ user engagement là gì trong google analytic?

User Engagment còn là chỉ số Visitor Recency thường được nhắc tới trong Google Analytics. Đây là một chỉ số phản ánh tần suất truy cập của người dùng. Nó sẽ cho bạn biết độ tương tác của khách hàng trên trang ở các mốc thời gian cụ thể.

>>Xem thêm: 99 Tip Thuật Ngữ Và Định Nghĩa Bạn Cần Biết Khi Làm SEO

Thuật ngữ Session start có ý nghĩa gì trong google analytic?

Session (Phiên truy cập) là một chuỗi hành động của người dùng tương tác trên website trong một khung thời gian cụ thể. Một người dùng khi truy cập vào website được gọi là một session. Trong một session người dùng có thể thực hiện rất nhiều tương tác trên website như xem trang, nhấp chuột, mua sản phẩm, điền biểu mẫu,…

>>Xem thêm: 55 Thuật Ngữ Trong Marketing Quan Trọng Nhất Marketer Cần Biết

Một số thuật ngữ trong Google Analytics khác

  • Visit: Là số lượt truy cập trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó thông thường sẽ là 30 phút kể từ hành động cuối cùng trên trang hoặc đến hết ngày hoặc giữa các chiến dịch khác nhau.
  • New Visitor: Là lượt truy cập mới, tức là lượt truy cập lần đầu tiên đến với trang web của bạn.
  • Returning Visitor: Là lượt truy cập trở lại từ lần thứ 2 trở lên.
  • Unique Visitor: Là số lượt truy cập được tính trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như trong thời gian 1 tuần, có một người vào trang web của bạn thì unique visitor chỉ tính là 1 dù cho người ấy có thực hiện bao nhiêu lượt truy cập đi chăng nữa. Có hai trường hợp tính unique visitor do Google Analytics đưa ra, hoặc là dựa vào khoảng thời gian hoặc dựa vào việc kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau (là cách khá phức tạp, có thể theo dõi trên browser hay nguồn traffic).
  • Pageview: Là số lượt trang được xem, kể cả là một trang được xem rất nhiều lần.
  • Session: Là một nhóm các tương tác của người dùng với website trong một khoảng thời gian nhất định. 1 session sẽ kết thúc khi sau 30 phút không có tương tác, một ngày kết thúc hoặc khi chiến dịch thay đổi.
  • Unique Pageview: Số lượt trang được xem trong 1 session.
  • Pages/visit: Số lượt trang được xem được tính cho mỗi lượt truy cập.
  • Avg. Visit Duration: Khoảng thời gian trung bình của mỗi lượt truy cập.
  • Bounce Visit: Số lượt truy cập chỉ ghé thăm một trang duy nhất của bạn trước khi rời khỏi trang web.
  • Non-bounce Visit: Non-bounce Visit mang ý nghĩa ngược lại với Bouncer Visit
  • Bounce rate: Tỷ lệ phần trăm của số lượt truy cập chỉ ghé thăm một trang duy nhất trước khi rời khỏi website trên tổng số lượt truy cập.
  • Paid Search Traffic: Paid Search Traffic hay còn có tên gọi khác là cost per click, là những traffic bạn phải trả tiền thông qua các công cụ tìm kiếm.
  • Non-paid Search Traffic: Non-paid search traffic hay còn có tên gọi là Organic Search Traffic, tức là những traffic tự nhiên, người dùng tìm kiếm và vào trang của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm.
  • Search Traffic: Là tổng của của Paid Search Traffic và Non-paid Search Traffic.
  • Direct Traffic: Là những traffic trực tiếp mà bạn đánh url trên trình duyệt hoặc click bookmark
  • Referral Traffic: Là những traffic đến từ những website khác có đặt link trang web của bạn.
  • Mobile Traffic: Là lượng traffic đến từ những thiết bị di động.
  • Tablet Traffic: Là lượng traffic đến từ những thiết bị Tablet.
  • Visit with Conversion: Là những lượt truy cập không chỉ đọc, lướt mà còn thực hiện nhiều hành động khác như là ấn vào quảng cáo, đặt hàng, đăng ký thành viên,….
  • Visit with Transaction: Là những lượt truy cập có thực hiện các giao dịch.

Bài viết liên quan: